HÓA CHẤT XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT, NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

CÔNG TY TNHH TM - XNK THUẬN TIẾN THÀNH
CHUYÊN NGHIỆP - UY TÍN - NHANH CHÓNG
Khuyến mãi

Tin tư vấn

HÓA CHẤT XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT, NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

Hóa chất xử lý nước thải là gì? Tại sao cần phải xử lý nước thải? Hiện nay, có những loại hóa chất xử lý nước nào? Cách để pha các loại hóa chất xử lý nước như thế nào? Địa chỉ mua hóa chất xử lý nước thải uy tín, chất lượng? Cùng theo dõi bài viết sau để hiểu rõ hơn các vấn đề này.

 

Hóa chất xử lý nước thải là gì?

Hóa chất xử lý nước thải là tên gọi chung của tập hợp các loại hóa chất có khả năng khử sạch các chất độc hại trong nước thải sinh hoạt, nước thải từ các nhà máy trước khi thải ra ngoài môi trường. Khi sử dụng, những loại hóa chất này sẽ tác dụng với các chất độc hại hay dầu mỡ,… có trong nước thải và tổng hợp thành các chất cặn bã có thể lọc, chất khí có thể bay đi, tạo ra nguồn nước an toàn trước khi ra nguồn, đảm bảo an toàn cho con người cũng như hệ sinh thái xung quanh.

Hóa chất xử lý nước thải là gì?

Ý nghĩa của việc xử lý nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt

Mục đích chủ yếu của việc xử lý các nguồn nước thải chính là mang lại nguồn nước sạch cho con người và môi trường.

  • Trong quá trình sản xuất hay sinh hoạt, đã tạo ra một lượng lớn nước. Trong đó, đa số đều bị ô nhiễm, đặc biệt nước thải công nghiệp có thể tồn đọng một số loại hóa chất nguy hiểm hoặc các cặn bã. Nếu các chất độc hại này không được xử lý an toàn trước khi xả ra môi trường bên ngoài sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe con người như mắc các bệnh về da, ung thư. Bên cạnh đó, nó cũng gây ảnh hưởng đến môi trường cùng các hệ sinh thái như tạo ra các dòng sông chết, vùng đất chết, các động thực vật sinh sống tại đó cũng có nguy cơ bị hủy diệt,…
  • Ngoài ra, còn có các chế tài về xử lý nước thải cần tuân thủ.

Việc không xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường có thể gây ra những hậu quả nghiệm trọng

Các loại hóa chất xử lý nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt phổ biến

1. Hóa chất keo tụ, tạo bông

STT

Tên hóa chất

Đặc điểm, tính chất

Công dụng trong xử lý nước

1

Hóa chất PAC 31% Việt Trì

 

- Tên gọi: PAC bột 31% (Poly Aluminium Chloride) Việt Trì

- Công thức hóa học: (Al2(OH)nCl6-n)m

- Dạng bột trắng mịn, có khả năng hòa tan tốt

- Xuất xứ: Việt Nam (Việt Trì)

- Quy cách: 25kg/bao

- Xử lý nước thải chứa các cặn lơ lửng như nước thải công nghiệp ngành gốm sứ, gạch, giấy, nhuộm,…

- Xử lý nước nuôi trồng thủy sản

2

Hóa chất Polytetsu

 

Công thức: [Fe2(OH)n(SO4)3n/2]m

Có dạng bột, màu vàng

 

- Chất keo tụ, tạo bông trong xử lý nước cùng nước thải

- Khử mùi cho nước thải

- Loại bỏ những kim loại nặng hay photpho

3

Phèn nhôm

- Phèn nhôm hay phèn chua có công thức hóa học là AM(SO4)2 (A: một cation còn M là ion kim loại với hóa trị II như nhôm)

- Thường tồn tại dưới dạng tinh thể có màu trắng đục

- Có khả năng tạo keo tụ cao trong các muối độc hại

- Phèn nhôm Amoni (Al2(SO4)3.12H2O) sử dụng chủ yếu trong làm trong nước (nước giếng khoan, xử lý nước thải)

 

4

Phèn sắt

 

- Công thức hóa học: Fe2(SO4)3.nH2O

- Không màu ở dạng tinh khiết, khi hòa tan trong nước chuyển sang màu tím và có vết mengan

- Khả năng hòa tan trong nước chậm hơn so với hèn nhôm

- Ứng dụng trong xử lý nước thải, nước thải công nghiệp, nước thải xi mạ,… với vai trò là chất keo tụ.

2. Hóa chất trợ lắng

STT

Tên hóa chất

Đặc điểm, tính chất

Công dụng nổi bật

1

Hóa chất Polymer Catpion

 

 

- Công thức hóa học (C3H5ON)n

- Dạng bột, màu trắng, không mùi, tan hoàn toàn trong nước

- Có tính ăn mòn và độ nhớt cao

- Hoạt động được cả trong môi trường axit và bazơ

- Ứng dụng trong xử lý nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt, nước hồ bơi và nước sử dụng trong chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy hải sản. Đặc biệt dùng trong xử lý bùn

- Đóng vai trò là chất keo tụ, làm tăng khả năng động tụ và giúp giữ các chất rắn, kim loại nặng, tăng độ lắng cùng lọc nước, giảm các chất lơ lửng có trong nước

- Giúp loại bỏ các chất rắn ra khỏi nước dễ hơn và làm hòa tan các bọt khí

2

Hóa chất Polymer Anion

 

- Công thức: CONH2[CH2-CH-]n

- Có dạng bột, màu trắng, không có mùi, hút ẩm mạnh, gặp nước sẽ trương nở to ra

 

- Dùng làm chất keo tụ tạo bông giúp kết lắng các chất thải rắn hay dạng keo với kích thước nhỏ lơ lửng trong nước thải, làm tăng tốc độ diễn ra của quá trình

- Giúp làm khô bùn sau khi xử lý

 

3. Hóa chất trung hòa

STT

Tên hóa chất

Đặc điểm, tính chất

Công dụng

1

Xút vảy NaOH

 

 

- NaOH hay còn gọi là xút

- Tồn tại dưới dạng chất rắn màu trắng với dạng viên, hạt hay vảy hoặc dung dịch 50% không mùi

- Có nồng độ 99%

- Là sản phẩm rất háo nước và rất dễ hấp thu bởi khí CO2

 

- Hóa chất xử lý nước thải NaOh 99% xút vẩy ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp như chất tẩy rửa, sơn, công nghệ lọc dầu, dệt nhuộm,…

- Dùng để điều chỉnh độ pH của nước hay xử lý nước thải dệt nhuộm bằng cách phân hủy đi các sản phẩm phụ độc hại

- Ngoài ra, nó còn được sử dụng để sản xuất các loại đi từ xút như silicat natri, chất trợ lắng PAC,…

2

Axit Sunfuric H2SO4

 

- Có dạng chất lỏng sánh như dầu, không màu và không bay hơi

- Là một axit mạnh

- Có nồng độ 98%

- Dùng để điêu chỉnh độ pH trong nước, chuyên xử lý trong cách ngành công nghiệp nặng, sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu,…

Xút vảy NaOH - Một trong những hóa chất xử lý nước thải phô biến

4. Hóa chất khử trùng

STT

Tên hóa chất

Đặc điểm, tính chất

Công dụng

1

Chlorine aquafit Ca(OCl)2

- Công thức: Ca(OCl)2

- Tồn tại ở dạng vảy nhỏ màu trắng

- Có tính oxi hóa mạnh và tính diệt khuẩn cao, dễ dàng hòa tan trong nước

- Xuất xứ: Ấn Độ

- Quy cách: 45kg/thùng

 

- Dùng trong ngành thủy sản, thú y, xử lý nước,…

- Có tác dụng khử trùng, sát khuẩn nước thải, nước bể bơi, nước và môi trường gần bãi rác, vùng thiên tai, lũ lụt,… Tiêu diệt các loại vi khuẩn, virus và ký sinh trùng gây bệnh,… trong ao tôm, cá

2

Nước Javen NaClO

 

- Là chất oxy hóa mạnh, kém bền và dễ bị phân hủy với axit

- Thường sử dụng với nồng độ từ 12-15% trong việc xử lý nước thải

- Ứng dụng trong khử trùng nước thải sau xử lý, quá trình xử lý xianua trong xử lý nước thải xi mạ, khử màu nước thải và khử trùng làm sạch nước thải sinh hoạt, sát trùng nhà ở hay bệnh viện, nhà vệ sinh,…

5. Hóa chất khác

STT

Tên hóa chất

Đặc điểm, tính chất

Công dụng

1

Mật rỉ đường

 

- Là chất lỏng đặc sánh, có màu đen

- Là nguồn dinh dưỡng bổ trợ cho các quá trình nuôi vi sinh vật ở các bể hiếu khí tại hệ thống xử lý nước thải nghèo dinh dưỡng

- Cung cấp cacbon hữ cơ chủ yếu cho vi sinh vật tại các hệ thống xử lý nước thải theo phương pháp xử lý sinh học

2

Hóa chất MICROBE-LIFT

 

- Gồm quần thể các vi sinh vật xử lý nước được nuôi cấy ở dạng lỏng

- Phân hủy bùn hữu cơ

- Làm tăng khả năng phân hủy các hợp chất hữu cơ khó phân hủy

- Tăng khả năng lắng trong các công đoạn làm sạch sau

Cách pha hóa chất xử lý nước thải

1. Hàm lượng hóa chất

- Để tiện cho việc tính toán, các hóa chất tham gia sẽ được quy đổi ra nồng độ %

C% = (mct/mdd) x 100% = (mct/ (mdm +mct) x 100%

⇒ mct = (mdm x C) / (100 – C)

Trong đó:

  • C%: nồng độ phần trăm (%)
  • mdd: khối lượng của dung dịch (kg)
  • mdm: khối lượng của dung môi (Kg)
  • mct: khối lượng của chất tan (kg)

- Do thường pha hóa chất với nước nên dung môi ở đây chính là nước có khối lượng riêng là 1kg/lit. Hàm lượng hóa chất cần pha sẽ được tính theo công thức:

mct(kg) = (mdm(kg) x C)/ (100 – C) = (VH2O(lít) xC) / (100 – C) ≈ VH2O (lít) x C%

2. Cách pha tham khảo một số hóa chất xử lý nước

2.1. Xút NaOH

  • Được sử dụng ở dạng nguyên chất dùng trong công nghiệp
  • Tác dụng; trung hòa nâng độ pH của nước thải chủ yếu ở bể tuyến nổi
  • Cần có bồn composite chuyên dùng có khả năng chịu được ăn mòn để chứa xút
  • Nồng đồ xút thích hợp dùng để trung hòa nước thải từ 50ppm
  • Liều lượng của xút cần dùng: 50ppm x 700m3 = 35kg/ngày đêm
  • Lưu ý: chỉ sử dụng khi so sự thay đổi của pH

2.2. Axit sunfuric H2SO4 98%

  • Loại axit sử dụng: H2SO4 98%
  • Dùng trong trung hòa hạ pH của nước thải nhuộm từ giá trị 9 – 11 xuống còn khoảng 7 – 8, chủ yếu ở các bể trung gian
  • Nồng độ axit thích hợp dùng để trung hòa nước thải khoảng 30ppm
  • Liều lượng axit cần sử dụng: khoảng 21kg/ ngày đêm
  • Nồng độ axit dùng để pha đơn giản thường là 10%
  • Lưu ý: chỉ sử dụng khi có sự thay đổi về độ pH

2.3. Chlorine 10%

  • Đóng vai trò là tác nhân oxid hóa chất hữu cơ trong khử trùng nước thải
  • Nồng độ chlorine thích hợp dùng để trung hòa nước thải khoảng 10ppm
  • Liều lượng cần dùng: khoảng 7kg/ ngày đêm
  • Nồng độ Chlorine nên được dùng trực tiếp ở dạng 10%

2.4. Chất dinh dưỡng

Dùng trong gai đoạn ban đầu để nuôi cấy vi sinh và được thêm vào bể xử lý yếm khí, hiếu khí bằng tay.

- Axit Phosphoric H3PO4

  • Axit Phosphoric 85% dùng trong cung cấp photpho cho vi sinh vật ở bể xử lý sinh học
  • Liều lượng cần dùng: khoảng 20kg/ ngày đêm

- Ure 10%

  • Chủ yếu được sử dụng để cung cấp nitơ cho vi sinh vật ở các bể xử lý sinh học
  • Liều lượng cần dùng: 80kg/ ngày đêm

- Phèn PAC

  • Loại dùng ở đây là dạng bột màu vàng và có khả năng hòa tan cao
  • Lượng phèn cần dùng: 250 mg/l x 700 m=  175kg/ ngày đêm
  • Nên dùng nồng độ phèn pha khoảng 10%

- Polymer anion

  • Loại dùng ở đây là dạng tinh thế trắng đục A1120, có độ hòa tan khá thấp
  • Nồng độ thích hợp với phản ứng keo tụ khoảng 3ppm
  • Liều lượng cần dùng: 3 mg/l x 700 m3 = 2,1kg/ ngày đêm

- Polymer cation

  • Loại dùng ở đây là dạng tinh thể trắng đục C1492
  • Nồng độ polymer thích hợp với phản ứng keo tụ khoảng 3ppm

Trên đây, chỉ là các cách pha mang tính tham khảo. Hàm lượng của các loại hóa chất còn tùy thuộc vào chất lượng của nước thải

CTY TNHH TM - XNK THUẬN TIẾN THÀNH

   100 Đường số 10, KDC cityland, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh

  0345 568 379 - 0356 127 574 ( Zalo)

 thuantienthanh68@gmail.com

 www.thuantienthanhchem.com

Quy định & chính sách
Follow us :

230005 Online : 4