Chất bảo quản và kiến thức cần nắm khi sử dụng cho thực phẩm

CÔNG TY TNHH TM - XNK THUẬN TIẾN THÀNH
CHUYÊN NGHIỆP - UY TÍN - NHANH CHÓNG
Khuyến mãi

Tin tư vấn

Chất bảo quản và kiến thức cần nắm khi sử dụng cho thực phẩm

1. Chất bảo quản là gì?

 

 

Chất bảo quản thực phẩm giúp thực phẩm kháng khuẩn, nấm mốc và tươi hơn

Chất bảo quản là những phụ gia thực phẩm được thêm vào sản phẩm để ngăn ngừa, hạn chế và làm chậm lại sự thối rữa, hư hỏng do vi khuẩn gây ra trên thực phẩm hoặc nhiệt độ môi trường.

Sử dụng chất bảo quản có tác dụng giúp cho sản phẩm không bị biến đổi về thành phần, tính chất ban đầu.

2. Chất bảo quản gồm những loại nào?

Hiện nay, chất bảo quản được chia làm hai nhóm chính gồm chất bảo quản thực phẩm tự nhiên và chất bảo quản nhân tạo. Mỗi loại chất bảo quản sẽ có những đặc điểm khác nhau, cụ thể như sau:

2.1 Chất bảo quản thực phẩm tự nhiên

Chất bảo quản thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên là các chất được chiết xuất từ mô động thực vật, sản xuất bằng vi sinh vật, thường là các axit sinh ra trong quá trình lên men tự nhiên.

Chất bảo quản thực phẩm tự nhiên giúp bảo vệ thực phẩm tốt hơn, đồng thời giữ được hương vị, màu sắc hay dưỡng chất nguyên vẹn trong thực phẩm. Vì vậy, chúng được sử dụng mỗi ngày trong quá trình chế biến và bảo quản thực phẩm.

Những chất bảo quản này giúp hấp thụ nước dư thừa và ngăn chặn các vi sinh vật phát triển, ngăn chặn quá trình oxy hóa trong thực phẩm, nó giết chết các vi khuẩn và ngăn ngừa các thực phẩm không bị hỏng.

 

 

Chất bảo quản thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên

2.2 Chất bảo quản nhân tạo

Chất bảo quản nhân tạo là chất bảo quản hóa học làm dừng hoặc làm chậm quá trình phát triển của vi sinh vật, sự hư hỏng và sự đổi màu của thực phẩm. Chất bảo quản thực phẩm nhân tạo có thể giúp bảo quản thực phẩm trong một thời gian dài. Các loại chất bảo quản nhân tạo có thể được cho thêm vào thực phẩm hoặc phun lên thực phẩm.

Một số các chất bảo thực phẩm nhân tạo được tìm thấy dễ dàng trên nhãn của thực phẩm như: BHT,  BHA, Sodium nitrate, Sodium Benzoate, Kali nitrat, Acid Benzoic (E210) acid citric (E330),…

Chất bảo quản thực phẩm nhân tạo được sử dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm, chế biến đồ hộp, đóng gói, sản xuất các loại nước chấm, nước giải khát, bánh mì,…

3. Tác hại khôn lường của chất bảo quản đối với sức khỏe con người

 

 

Lạm dụng chất bảo quản thực phẩm có thể gây béo phì ở một số đối tượng

Mặc dù, các phụ gia thực phẩm giúp cho thực phẩm tươi lâu và ngăn chặn sự tăng trưởng của vi khuẩn, nhưng nếu sử dụng chất bảo quản vượt liều lượng quy định sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như:

  • Nếu dùng chất bảo quản trong một khoảng thời gian dài sẽ làm suy yếu các mô tim, hoặc gây ra các bệnh hen suyễn, viêm phế quản và càng nguy hiểm hơn với người già.
  • Trong các chất bảo quản thực phẩm nhân tạo có chứa BHA, BHT. Những chất này có thể gây ung thư, dị ứng hô hấp, là chất độc gây ảnh hưởng tới gan và hệ thần kinh. BHT được sử dụng trong ngũ cốc và chất béo, trong khi BHA có thể có mặt trong khoai tây, thịt và các mặt hàng nướng khác.
  • Chất bảo quản có thể gây ra các vấn đề ở trẻ nhỏ như hành vi thái quá. 
  • Trong phụ gia thực phẩm còn chứa Sodium benzoate. Chất này khi kết hợp với axit ascorbic có trong thực phẩm có tính axit sẽ tạo nên Benzen, có thể gây nên một số phản ứng phụ như dị ứng, làm hạ huyết áp, gây ra chứng tiêu chảy, đau bụng…..
  • Ngoài ra, lạm dụng chất bảo quản có thể gây béo phì ở một số đối tượng, bởi thành phần có chứa axit béo trong những thực phẩm chế biến sẵn. Đặc biệt trẻ em đang tuổi phát triển ăn nhiều thực phẩm có chất bảo quản sẽ bị ảnh hưởng cả sức lực và trí lực.

4. Một số lưu ý khi sử dụng các loại thực phẩm có chứa chất bảo quản

 

Lựa chọn những loại thực phẩm tự nhiên có nguồn gốc organic

Hiện nay, các chất bảo quản được sử dụng hầu hết đối với các loại nông sản và thực phẩm chế biến, đóng hộp ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Để loại bỏ chất bảo quản hoàn toàn ra khỏi chế độ ăn uống của gia đình rất khó khăn nhưng cắt giảm chúng không khó.

Để bảo vệ sức khỏe bản thân và những người thân trong gia đình, cách tốt nhất là chúng ta nên lựa chọn những loại thực phẩm tự nhiên có nguồn gốc organic.

Bên cạnh đó, trong quá trình lựa chọn các thực phẩm chế biến sẵn, cần chú ý các thành phần chất bảo quản có trong thức ăn để tránh những chất có tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe.

Ngoài ra, bạn có thể thể kết hợp trái cây tươi, rau, nước trái cây, thịt nạc tươi và sữa ít chất béo trong chế độ ăn uống hàng ngày cho gia đình thay vì chuyển sang ăn quá nhiều thực phẩm đóng gói.

5. Một số loại chất bảo quản thường dùng trong thực phẩm 

Chất bảo quản thực phẩm vẫn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống và sản xuất. Nếu không có chất bảo quản, thực phẩm sẽ không thể để được lâu ngày. Tuy nhiên, cái gì cũng có 2 mặt của nó, chất bảo quản cũng sẽ có loại an toàn nhưng cũng có loại sẽ gây hại cho sức khỏe của con người. Vì thế, bạn cần tìm hiểu kỹ các loại chất bảo quản trước khi sử dụng. Sau đây, Ghgroup.com.vn sẽ gửi đến các bạn một số chất bảo quản thường dùng trong thực phẩm và có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe của con người.

5.1 Sử dụng chất bảo quản BHT và BHA (Chất chống oxy hóa)

Theo các nhà khoa học, BHT và BHA có thể gây nên chứng tăng động ở trẻ, nguy cơ dị ứng, và có thể làm phát triển khối u hoặc ung thư. BHT và BHA cũng được xem là chất độc với gan và hệ thần kinh.

Hiện hai chất này đã bị cấm sử dụng trong bảo quản thực phẩm, tuy nhiên, không ít người đã bất chấp sự nguy hiểm mà vẫn sử dụng chúng trong lưu giữ sản phẩm.

5.2 Chất bảo quản Sodium Benzoate

Natri benzoat là một chất bảo quản thực phẩm có khả năng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn và nấm trong môi trường axit. Nó được dùng thịnh hành nhất trong các thực phẩm có tính axit như rau trộn dầu giấm, đồ uống có ga (axit cacbonic), mứt và nước trái cây (axit citric), dưa chua (giấm ăn) và các gia vị.

Tuy nhiên, Sodium Benzoate có thể gây nên phản ứng phụ như dị ứng, gây cơn hen, tăng động ở trẻ em, phát ban, huyết áp thấp, tiêu chảy, đau bụng… Sodium Benzoate cũng được sử dụng để bảo quản nước ép hoa quả đóng chai và đồ uống có ga.

5.3 Chất bảo quản Sodium Nitrate và Sodium Nitrite

Chất bảo quản Sodium Nitrate và Sodium Nitrit được dùng như một chất hãm màu và chất bảo quản thịt và cá. Sodium Nitrate và Sodium Nitrite giúp ngăn chặn sự hình thành của malondialdehyde độc hại, là tác nhân chính gây ôi (hư) thịt.

Sử dụng Sodium Nitrate và Sodium Nitrite thường xuyên gây co mạch, tăng huyết áp, tạo thành Nitrosamin - một loại hóa chất có khả năng gây ung thư.

5.4 Chất bảo quản Lưu huỳnh đioxit (SO2)

SO2 được sử dụng để bảo quản hoa quả sấy khô, làm hạn chế xuất hiện những vết màu nâu trên vỏ của rau quả tươi, như táo, khoai tây. SO2 có tác dụng chống mốc, giúp cho thực phẩm nhìn bắt mắt hơn. Tuy nhiên, chất này có thể gây dị ứng, gây tăng tần suất hen phế quản ở những người mắc bệnh hen. SO2 cũng làm giảm hàm lượng Vitamin B có trong thực phẩm.

5.5 Chất bảo quản Cacbon monoxit (CO)

Nồng độ cao của chất CO sẽ gây ảnh hưởng trên hệ thần kinh, nhức đầu, chóng mặt… Điều này là do CO ức chế cạnh tranh với oxy khi gắn với Hemoglobin.

5.5 Chất bảo quản Chất 2,4 D và Dioxin (Chất diệt cỏ)

Chất 2,4D và Dioxin vốn là thành phần của chất diệt cỏ nhưng nếu pha pha loãng lại có khả năng giữ hoa quả tươi lâu hơn. Tuy vậy, các chuyên gia khuyến cáo không sử dụng.

5.6 Nisin (E234)

Nisin có công dụng ức chế mạnh mẽ sự phát triển của vi sinh vật, vi khuẩn gây ra sự hư hỏng và mầm bệnh như Bacillus, Bacillus thermophilus, Clostridium,... Nisin E234 có tính an toàn và ổn định nhiệt, pH cao trong bảo quản thực phẩm. Nisin khi đưa vào cơ thể với sự hỗ trợ của các enzyme trong dạ dày có thể được tiêu hóa nhanh chóng.

 

 

Sử dụng muối để bảo vệ thực phẩm khỏi sự xâm hại của nấm men và nấm mốc

Không thể phủ nhận, nhờ có chất bảo quản giúp cho thực phẩm được tươi lâu hơn nhưng nó cũng ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Cho nên, để bảo vệ sức khỏe bản thân và những người thân yêu trong gia đình, bạn cũng có thể sử dụng một số chất bảo quản từ tự nhiên như:

  • Sử dụng đường để ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn, tạo điều kiện cho lợi khuẩn lactic hoạt động, làm chậm quá trình oxy hóa chất béo tránh ôi thiu.
  • Sử dụng chanh giúp ngăn chặn các vi sinh vật gây thối, hỏng phát triển trong thực phẩm.
  • Sử dụng mật ong được biết đến là chất rất ổn định, có thể chống lại sự phát triển của vi sinh vật nhờ có độ ẩm thấp và pH thấp cùng các thành phần chống khuẩn.
  • Sử dụng muối để bảo vệ thực phẩm khỏi sự xâm hại của nấm men và nấm mốc.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến chất bảo quản mà chúng tôi muốn gửi đến các bạn. Hy vọng rằng qua bài viết trên sẽ giúp bạn biết thêm một số thông tin bổ ích về chất bảo quản.

CTY TNHH TM - XNK THUẬN TIẾN THÀNH

   100 Đường số 10, KDC cityland, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh

  0345 568 379 - 0356 127 574 ( Zalo)

 thuantienthanh68@gmail.com

 www.thuantienthanhchem.com

Quy định & chính sách
Follow us :

250421 Online : 35